Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Tổng thống Putin: Nga-Trung quyết tâm thúc đẩy trật tự thế giới đa cực
    Tin Việt Nam
Nam sinh người Việt lọt top gương mặt trẻ nổi bật châu Á
    Tin Cộng Đồng
Dịch tả lợn Châu Phi tái bùng phát diện rộng tại Bắc Kạn
    Tin Hoa Kỳ
Xe buýt chở 53 người bị lật tại Florida, ít nhất 8 người tử vong
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Westlife thông báo trở lại Việt Nam với 2 đêm diễn tại Hà Nội
    Văn Học
'Cần thực chất trong giáo dục để tạo ra những công dân trẻ có tư duy sáng tạo và phản biện'

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Đọc Báo Trong Nước
Ẩn số luồng tiền vay, ủy thác
Tại sao ngân hàng nhà nước lại đột ngột điều chỉnh tỷ giá, nhất là sự điều chỉnh ấy xảy ra đúng hai tuần sau khi Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tuyên bố trên báo chí là "tỷ giá sẽ ổn định"?


Suốt bao năm nay, mỗi khi tỷ giá có vấn đề, nghĩa là cung cầu ngoại tệ căng thẳng, thường là cầu lớn mà cung không đáp ứng đủ, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra hai cách thức giải quyết: hoặc bán ngoại tệ can thiệp từ nguồn dự trữ ngoại hối; hoặc tạo ra một mức tỷ giá tiền đồng - đô la Mỹ mới nhằm đạt đến một điểm cân bằng. Lần điều chỉnh tỷ giá gần đây nhất diễn ra ngày 17/8/2010 cũng không nằm ngoài hai phương thức đó.


 


Chủ động trong sự đột ngột


 


Xét trên bình diện cung cầu, bề ngoài tỷ giá chưa đến mức căng thẳng như những lần trước. Thứ nhất, tỷ giá ngoài thị trường tự do dù có cao hơn giá niêm yết mua bán của ngân hàng, nhưng mức chênh lệch không đáng kể, khoảng 100-150 đồng/đô la Mỹ (tỷ giá chính thức 19.100 đồng, tỷ giá tự do 19.200-19.250 đồng/đô la Mỹ).


 


Thứ hai, tỷ giá mua bán tiền mặt, chuyển khoản của các tổ chức tín dụng đã lên kịch trần, nhưng thời gian đứng ở mức kịch trần đó chưa kéo dài. Các nhà xuất nhập khẩu vẫn tự xoay xở được bằng cách gặp nhau để thỏa thuận giá cả đô la Mỹ thông qua sự giới thiệu của ngân hàng.


 


Vậy thì tại sao NHNN lại đột ngột điều chỉnh tỷ giá, nhất là sự điều chỉnh ấy xảy ra đúng hai tuần sau khi Thống đốc Nguyễn Văn Giàu tuyên bố trên báo chí ngày 4/8/2010 là "tỷ giá sẽ ổn định"?


 










Đã có những ý kiến cho rằng NHNN chủ động đi trước một bước, chủ động dẫn dắt thị trường, một khi nhận thấy từ 5-6 tháng nay tỷ giá khá ổn định, nhưng gần đây đã giao dịch vượt trần (do cộng thêm một số loại phí). Sự nhận thấy đó là chính xác.


 



Trong ba tháng của quí 2 năm nay, tỷ giá đã có một khoảng lặng bình yên, khoảng lặng trên bề mặt được tạo ra từ cơ chế "tạm ứng tương lai". Doanh nghiệp đã "núp" vào ngoại tệ để tránh "cơn bão" lãi suất tiền đồng cao, họ bán đô la Mỹ vay được cho ngân hàng lấy tiền đồng, tạo nên nguồn cung dư thừa ngoại hối. Nay nguồn cung ấy không còn, tỷ giá lên. Chủ động điều chỉnh để chặn sự lên đó, không cho nó đi quá xa có thể là hành động đúng!


 


Sự đổi chiều của huy động và cho vay ngoại tệ


 


Tuy nhiên sự đột ngột có lý do của nó!


Vào cuối năm 2009, theo nhiều số liệu tính toán, tổng vốn huy động bằng ngoại tệ của các ngân hàng đạt khoảng 390.000 tỉ đồng, trong khi dư nợ cho vay ngoại tệ chỉ khoảng 315.000 tỉ đồng. Các tổ chức tín dụng thừa một lượng vốn ngoại tệ lớn. Nhưng đến cuối tháng 3/2010, tình hình đã đổi khác, tổng vốn huy động ngoại tệ, theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ tăng hơn 0,21% so với cuối năm 2009, nhưng dư nợ cho vay ngoại tệ lại tăng mạnh, tới hơn 14,07%.


 


Chênh lệch tuyệt đối giữa huy động và cho vay ngoại tệ tụt xuống nhanh chóng. Trong tháng 4 và 5, vay ngoại tệ lên đến đỉnh điểm. Trong báo cáo tình hình tiền tệ sáu tháng đầu năm đăng tải trên website, NHNN nhận xét: "Từ giữa tháng 4/2010 các ngân hàng không có nhu cầu mua ngoại tệ từ NHNN. Nhiều ngân hàng đã bán ngoại tệ thừa cho NHNN". Đó cũng là thời điểm mà giá đô la Mỹ trên thị trường tự do thấp hơn cả giá giao dịch của ngân hàng.


 


Tháng 4/2010 khiến người ta nhớ lại thời điểm tháng 3 và 4/2008, đô la Mỹ thừa mứa trên thị trường do đầu tư gián tiếp nước ngoài vào nhiều. Tỷ giá rớt xuống 15.500 đồng/đô la Mỹ cả trong và ngoài ngân hàng trong khi tỷ giá chính thức là 16.000 đồng/đô la Mỹ. Chính phủ phải lên tiếng yêu cầu NHNN ưu tiên mua ngoại tệ cho những nhà xuất khẩu, rồi sau đó ưu tiên mua ngoại tệ cho những nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài... Thế mà chỉ một tuần sau đó tỷ giá đổi chiều...


 


Lần này tỷ giá không đổi chiều sau một tuần. Đến tận cuối tháng 6/2010 nó vẫn tương đối ổn định. Chỉ có điều vốn huy động ngoại tệ của ngân hàng vẫn không tăng như mong đợi dù các ngân hàng đã nâng lãi suất tiết kiệm đô la Mỹ lên mức phổ biến 4,5%/năm, thậm chí một số ngân hàng ở kỳ hạn dài là 5%/năm. Ngược lại dư nợ ngoại tệ vẫn tăng đều cho đến tháng 7/2010. Đến nay, theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, dư nợ cho vay ngoại tệ của toàn hệ thống ngân hàng vượt tổng huy động ngoại tệ khoảng 40.000 tỉ đồng, tương đương 2,05 tỉ đô la Mỹ.


 


Ẩn số 40.000 tỉ đồng


Khoảng 40.000 tỉ đồng này từ đâu ra? Rõ ràng một luồng ngoại tệ từ bên ngoài đã đổ vào các tổ chức tín dụng trong nước dưới hình thức ủy thác để cho vay lại nhằm hưởng lãi suất đô la cao ở Việt Nam (một dạng carry trade). Phần lớn số tiền trên chảy vào các ngân hàng nước ngoài và được họ cho doanh nghiệp Việt Nam vay.


 









Dư nợ cho vay ngoại tệ của toàn hệ thống ngân hàng vượt tổng huy động ngoại tệ khoảng 40.000 tỉ đồng, tương đương 2,05 tỉ đô la Mỹ. Khoảng 40.000 tỉ đồng này từ đâu ra?



Ngoài ra, các ngân hàng Việt Nam cũng được các ngân hàng nước ngoài cấp hạn mức tín dụng, ít thì 10-20 triệu, nhiều thì trên dưới 50 triệu đô la Mỹ/ngân hàng với lãi suất thấp chừng 2%/năm. Một ngân hàng nội địa cho biết hiện mức vay ngân hàng nước ngoài của họ bằng 16-17% tổng vốn huy động ngoại tệ.


 


Các khoản vay hoặc ủy thác cho vay lại kể trên thông thường có kỳ hạn sáu tháng. Nếu tháng 3, 4/2010 là tháng dòng vốn ủy thác và cho vay từ nước ngoài đổ vào Việt Nam nhiều, thì tháng 9, 10 sẽ là thời điểm đáo hạn.


 


Trong trường hợp các chỉ số vĩ mô của nền kinh tế lạc quan, tốc độ tăng trưởng GDP cao và lãi suất huy động ngoại tệ của các ngân hàng Việt Nam không giảm, dòng vốn trên sẽ có thể được gia hạn, ở lại thêm một thời gian. Nhưng một khi biến động vĩ mô không thuận lợi, nó sẽ nhanh chóng rút ra. Một số khoản vay và ủy thác được thực hiện trong tháng 2/2010 và đáo hạn vào tháng 8/2010. Đề phòng, chặn trước sự biến động của dòng tiền này có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến động thái điều chỉnh tỷ giá giữa tháng 8 vừa qua.


 


Từ nay đến cuối năm liệu tỷ giá có ổn định quanh mốc 19.500 đồng/đô la Mỹ? Việc giữ mức này phụ thuộc nhiều vào yếu tố tâm lý. Trên thực tế, luồng ngoại tệ vào Việt Nam không phải ít. Cán cân tài chính và vốn vẫn thặng dư cao, cao hơn thâm hụt vãng lai khoảng 3 tỉ đô la Mỹ cho đến cuối quí 2/2010, như nhận định của Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia. Số tiền này tản vào mục sai số trong bảng cân đối ngoại tệ của NHNN, thực chất nó nằm trong túi người dân.


 


Làm thế nào để ngoại tệ trong túi người dân chảy vào kênh giao dịch chính thức? Chỉ có niềm tin mới làm được điều đó. Nếu toàn bộ kiều hối và tiền của người lao động ở nước ngoài gửi về được bán cho ngân hàng, hẳn kênh ngoại tệ chính thức sẽ dồi dào. Tạo niềm tin thì khó, nhưng làm mất nó lại quá dễ. Chúng tôi nhờ một nhân viên giao dịch tại quầy ở một ngân hàng trao đổi với khách hàng đến gửi tiền, và kết quả là hai cách trả lời đều đáng suy ngẫm.


 


Một phía khách hàng bán ngoại tệ tiết kiệm hoặc kiều hối nhận được cho ngân hàng nói: NHNN mới tăng tỷ giá, chắc chưa thể tăng ngay nữa, bây giờ gửi tiền đồng hưởng lãi suất cao vài tháng, sau mua lại ngoại tệ vẫn kịp. Phía khách hàng vẫn duy trì tiết kiệm ngoại tệ thì lập luận: NHNN mới tuyên bố ổn định tỷ giá, mà lại điều chỉnh, chắc Nhà nước không giữ được, thôi cứ gửi ngoại tệ cho chắc ăn. Chính sách điều hành tỷ giá gần đây hình như đang thử thách niềm tin của người dân có ngoại tệ hơn là củng cố và làm cho nó bền vững!


DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Mẹ và vợ ông chủ Việt Á Phan Quốc Việt lý giải về số tiền hàng trăm tỷ đồng bị phong tỏa (16-05-2024)
    Vụ án Việt Á: Tiết lộ về 54 sổ tiết kiệm đứng tên người thân của Phan Quốc Việt (16-05-2024)
    Từ hôm nay (15-5): Giá điện có thể được điều chỉnh 3 tháng một lần (15-05-2024)
    Vietnam Airlines mở bán 300.000 vé giá ưu đãi phục vụ cao điểm Hè (15-05-2024)
    Vụ Việt Á: Cựu bộ trưởng Nguyễn Thanh Long nộp thêm 1 tỉ đồng khắc phục (15-05-2024)
    Những ai tiếp tục được hưởng phụ cấp đặc thù khi cải cách tiền lương từ ngày 1/7/2024? (15-05-2024)
    Thủ tướng kỷ luật khiển trách Bộ trưởng Đào Ngọc Dung (14-05-2024)
    Xử lý nghiêm việc buôn bán, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng nhập lậu (14-05-2024)
    4 người thương vong do sự cố tại công ty than ở Quảng Ninh (13-05-2024)
    Vượt nắng kéo dây trên công trường đường dây 500kV mạch 3 (12-05-2024)
    Hiện tượng cháy giữa đồng ở Sóc Trăng có thể là do khí Metan trong lòng đất (12-05-2024)
    Xử phạt hơn 1 tỷ đồng đối với ngư dân để tàu cá vi phạm IUU (12-05-2024)
    Lộ khối tài sản 'khủng' của nguyên giám đốc Sở KHĐT Quảng Nam (10-05-2024)
    Quảng Bình: Huy động hàng trăm người tìm kiếm 10 ngư dân mất tích (08-05-2024)
    Quảng Bình: Thêm 4 ngư dân trong vụ chìm 4 tàu cá cập bờ an toàn (07-05-2024)
    Điều tra vụ thi thể nữ giới trên hồ Láng, gần Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (07-05-2024)
    Án mạng đau lòng ở Quảng Bình: Hàng trăm người đang truy bắt nghi phạm (07-05-2024)
    Cục Hàng không đề nghị hành khách cung cấp thông tin mua phải vé máy bay giá cao (07-05-2024)
    Quảng Bình lập Ban chỉ huy tiền phương tìm kiếm 11 ngư dân mất tích (06-05-2024)
    Tân HLV Kim Sang Sik: Tượng đài tại K-League và sự quyết tâm trong ngày đầu đến Việt Nam (06-05-2024)

Các bài viết cũ:
    “Con đường đau khổ” và sức ép cơ quan công quyền (05-09-2010)
    Mười năm tới, kinh tế tư nhân Việt Nam vẫn đang học việc (05-09-2010)
    Bỏ quán tính của thời chiến trong ra quyết sách (05-09-2010)
    Văn hóa hay sự phô trương núp danh truyền thống? (05-09-2010)
    Nhà nước không thể mãi bao biện, làm thay (05-09-2010)
    Thanh toán bằng đồng nhân dân tệ và và nguy cơ lệ thuộc (05-09-2010)
    Đập thủy điện Mêkông và nỗi lo tác động kép (05-09-2010)
    Thủ tướng: Tri ân Đại tướng Võ Nguyên Giáp (29-08-2010)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 153071992.